FLAME PHÁ VỠ CÁC RÀNG BUỘC,
THÊM NỀN TẢNG MỚI, GIÁ MỚI
Tin mới từ Montreal, Autodesk vừa thông báo rằng hệ thống Flame trên
Linux hiện đã chuyển sang bán theo hình thức thuê bao và Autodesk sẽ ngừng bán
hệ thống này dưới dạng turnkey vào đầu năm sau. Cũng phải nói thêm, Flame sẽ xuất
hiện trên nền tảng OS X vào cuối tháng 11 này, cùng với Flare và Flame Assist
đã có trên Mac trước đó. Đồng thời với động thái này, Flare và Flame Assist sẽ
được bán lẻ cho những ai muốn sử dụng mà không nhất thiết phải sở hữu Flame.
Thông qua quá trình đăng ký sử dụng phần mềm, người sử dụng có thể mua
licence dạng floating hoặc node-locked cho bất kỳ sản phẩm nào trong hệ thống
phần mềm Flame. Cần lưu ý rằng, floating licence chỉ tương thích với hệ thống
server của Linux, vì thế nếu bạn đang trang bị một hệ thống OSX đầy đủ, bạn vẫn
sẽ phải trang bị một hệ thống Linux server để trải nghiệm các tiện ích của
floating licence.
Sự thay đổi này là kết quả của sự lắng nghe góp ý từ phía cộng đồng
người dùng, các chuyên gia Flame. Việc chuyển sang hình thức bán theo thuê bao
cũng như chuyển từ dạng turnkey theo cấu hình tùy chỉnh này có gì mới. Hãy cùng
điểm qua các thay đổi mới về giá cả cũng như cấu hình của Flame.
Mức giá:
Những ai đang hy vọng một mức
giá hời của Flame sẽ phải thất vọng vì điều này. Tuy nhiên đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực VFX, high end finishing sẽ hài lòng với thay đổi
về phần cứng cũng như mức giá linh hoạt mà Autodesk đưa ra đối với Flame.Mức
giá thuê bao thấp nhất với Flame là 500$ /tháng là một mức giá khá hợp lý. Điều
này chắc chắn sẽ tăng số lượng người dùng đến với Flame, bước đi này hoàn toàn
không làm thay đổi đáng kể mục tiêu thị trường hướng tới của Flame. Rất khó để
so sánh Flame với các phần mềm khác vì tính chuyên sâu và hoàn chỉnh của nó.
Ngay cả ở mức giá thấp nhất cho thuê bao 1 tháng (500$) Flame vẫn đắt hơn với bộ
Adobe Creative Cloud hay Nuke, Nuke Studio của The Foundry.
Nếu chi phí thuê bao hàng
tháng là một rào cản thì hãy suy nghĩ một chút. Nếu như trước đây, để sở hữu
Flame, chi phí phải bỏ ra cho một hệ thống turnkey là rất lớn, việc chuyển sang
hình thức thuê bao theo tháng sẽ giảm được chi phí đầu tư ban đầu rất nhiều,
giúp doanh nghiệp tập trung đầu tư xây dựng cho hệ thống phần cứng , đảm bảo hiệu
suất khi sử dụng Flame. Ngoài ra với việc đăng kí thuê bao các phần mềm trong bộ
Flame một cách linh hoạt dễ dàng, khiến cho các doanh nghiệp đầu tư chủ động được
việc nâng cấp , phù hợp yêu cầu công việc của từng thời điểm, chủ động trong việc
nâng cấp hệ thống phần cứng theo từng lộ trình.
Việc break giá cho Flare và Flame Assist rõ ràng có lợi cho các cá
nhân và agency chỉ có nhu cầu làm việc với Flare hoặc Flame Assist hoặc cả hai
phần mềm mà không phải ràng buộc với Flame. Tách Flare và Flame Assist ra khỏi
gói Flame Dongle cho phép người sử dụng linh hoạt hơn trong việc chọn lựa công
cụ cho mình, nhất là các freelancer. Sắp tới, sự có mặt của Flame trên nền tảng
OSX sẽ mở rộng cánh cửa hơn đối với đa số người dùng có mong muốn sử dụng bộ phần
mềm này.
Bảng tham khảo giá thuê
bao Flame tham khảo( cần tham khảo reseller từng khu vực để có giá phù hợp)
Phần cứng:
Một tin mới khác từ thông báo của Autodesk, theo như đó thì Autodesk sẽ
chấm dứt việc bán Flame theo dạng hệ thống turnkey mà chuyển sang dạng cấu hình
tiêu chuẩn. Tức là người dùng chỉ cần sở hữu hệ thống phần cứng đủ tiêu chuẩn
là có thể mua và cái đặt phần mềm Flame chứ không bắt buộc phải mua hệ thống từ
bên Autodesk như trước đây nữa. Đây là một bước tiến lớn với Flame, trong quá
khứ trước đây, mọi chi tiết trong hệ thống turnkey Autodesk đề ra đều đòi hỏi
tính đồng bộ nhất định , từ hệ thống lưu trữ Stone đến firmware phải đúng chuẩn,
chỉ cần cài sai firmware thì hệ thống lưu trữ sẽ không hoạt động. Hoặc nếu lắp
đặt thiếu hoặc không đúng các I/O output
hay card graphic cũng làm cho Flame không hoạt động.
Trong những năm gần đây, phần cứng của hệ thống Flame đã được tối giản
theo xu hướng cá nhân hóa so với thời kỳ đâu, cho phép Flame chạy trên các hệ
thống server với floating licence không phải của Autodesk. Để chạy Flame trong
những năm gần đây chúng ta dùng hệ thống máy trạm HPZ820 với hai chip xử lý
Intel Xeon 6C E5-2630 2.30Ghz cùng với hệ thống lưu trữ nhiều ổ cứng SSD chạy
RAID, mặc dù hiệu suất đạt được không được mong muốn như hệ thống turnkey tuy
nhiên chi phí giảm được đáng kể so với đầu tư hệ thống turnkey. Ngoài ra, trên
phương diện đồ họa, card Nvidia Quadro trên Linux hoạt động cực kỳ ổn định , điều
đó không cần bàn cãi. Tuy nhiên liệu nếu thay thế bằng loại card Nvidia Titan sẽ
hoạt động ra sao với Flame về mặt hỗ trợ GPU. Điều này cũng sẽ giảm bớt bài
toán về kinh tế khi đầu từ cho GTX Titan thay vì Quadro M6000 siêu đắt, mặc dù
sẽ phải hy sinh một số tính năng hỗ trợ GPU R3D debayer, tính năng chỉ hoạt động
trên card Quadro. Chúng ta hãy chờ xem điều này.
Linux Hardware
Chính xác chúng ta đang mong đợi điều gì ở việc Flame sẽ chạy trên nền
tảng phần cứng được chuẩn hóa (qualified hardware)? Tương lai phần cứng turnkey
cho Linux sẽ kết thúc, tuy nhiên có vẻ như sẽ không có sự thay đổi lớn về phần
cứng:”Sắp tới việc đưa ra cấu hình tối thiếu, tiêu chuẩn để chạy Flame trên
Linux về cơ bản cũng sẽ tương đương với cấu hình hệ thống turnkey hiện tại cho
Flame” phía Autodesk cho biết, “Điều đó có nghĩa rằng, không có nghĩa là bất cứ
loại card đồ họa nào cũng có thể gắn trên hệ điều hành và chạy cho Flame”
Phía Autodesk cho biết sẽ không cấm người dùng chạy ứng dụng với bất cứ
loại card màn hình nào. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là khi chạy một ứng
dụng trên phần cứng không có khuyến cáo, các máy trạm sẽ không được hỗ trợ và
nó sẽ không được hỗ trợ theo hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật mà đi kèm với thuê bao.
Hãy cùng xem cấu hình đề nghị tối thiểu chạy Flare 2016 trên Linux:
●
Hệ điều
hành CentOS hoặc Red Hat Enterprise Linux Workstation for 64-bit x86-64
AMD/Intel version 6.3 or 6.5.
●
AMD64 or
Intel 64 multi-core processor.
●
Card màn
hình:
●
NVIDIA
Quadro FX 5600, 4600 hoặc mới hơn
●
GeForce 8
series hoặc mới hơn
●
Audio
card: ALSA compatible.
Hệ thống máy trạm yêu cầu cho Linux
●
HP ZBook
17” G2, NVIDIA Quadro K5100M, 16GB RAM
●
HP Z640,
NVIDIA Quadro K4200 & K5200, 32G RAM
Hỗ trợ broadcast I/O cards
AJA Kona 4
●
NTSC-PAL
, HD 1920x1080 (up to 60p), 2k 2048x1080 (up to 60p)
●
UHD
3840x2160 (up to 60p) , 4k 4096x2160 (up to 60p)
AJA Kona 3G
●
NTSC-PAL,
HD 1920x1080 (up to 60p), 2k 2048x1080 (up to 30p)
●
UHD
3840x2160 (up to 30p), 4k 4096x2160 (up to 30p)
AJA Kona 3
●
4.3 beta
10 Driver available with software download or (download driver)
●
NTSC-PAL,
HD 1920x1080 (up to 30p)
Một yếu tố lớn khác ảnh hưởng đến hỗ trợ Linux đó là hệ điều hành. Hiện
tại Flame không hoạt động trên CentOS và các phiên bản Red Hat cũ. Rất nhiều bộ
cài của Flame có chứa các bản RHEL cũ. Nếu có thể sử dụng một hệ điều hành
Linux mới, hiện đại để chạy Flame Premium thì đó sẽ là điều tuyệt vời với các
kĩ sư hệ thống và các CTOs.
OS X Hardware
Vậy còn hệ điều hành OS X thì sao? Hiện tại cấu hình yêu cầu cho OS X
chưa được công bố, dự kiến Flame trên nền tảng OS X sẽ có mặt vào khoảng 24
tháng 11. Hiện tại việc thử nghiệm đang được tiến hành trên cấu hình Mac Os đã
chạy cho Flare và Flame Assist để có thể mang lại trải nghiệm của Flame. Nhưng
chúng tôi sẽ đề xuất cấu hình cao hơn như bộ Mac Pro hay iMac cao cấp để trải
nghiệm hoàn thiện nhất trên OS X.
Cấu hình khuyến cáo chạy Flare 2016:
OS X minimum requirements: Flare 2016
Mac OS X version: 10.9.5 Mavericks, 10.10.x Yosemite, or 10.11 El
Capitan.
Hệ thống cho Mac OS X
●
Mac
Retina 5K (late 2014), AMD Radeon R9 M295X 4GB GDDR5, 16GB RAM
●
Mac Pro
(late 2013), Dual AMD FirePro D500 or D700 GPUs with 3GB of GDDR5 VRAM each,
16GB RAM
●
MacBook
Pro (late 2013), NVIDIA GeForce GT 750M with 2GB of GDDR5 memory, 16GB RAM
●
iMac 27
(late 2012), Nvidia GeForce GTX 680MX 2048MB, 16GB RAM
Supported broadcast I/O cards
AJA io4k
●
NTSC-PAL
, HD 1920x1080 (up to 60p), UHD 3840x2160 (up to 30p) , 4k 4096x2160 (up to
30p)
AJA ioXt & Kona 3G
●
NTSC-PAL,
HD 1920x1080 (up to 60p)
AJA KONA 3 (not supported on Mac OS X 10.11 El Capitan)
●
NTSC-PAL,
HD 1920x1080 (up to 30p)
Blackmagic UltraStudio Express, UltraStudio 3D, UltraStudio 4K,
UltraStudio Mini Monitor Thunderbolt, Decklink 4k, Decklink HD 3D and Decklink
Studio 2.
●
NTSC-PAL,
HD 1920x1080 (up to 30p)
Tương tự như các hệ thống dựa
trên Linux, hiệu suất của bạn sẽ thay đổi tùy theo cấu hình phần cứng của bạn.
Nếu bạn muốn sử dụng nhiều hiệu ứng phức tạp trong Action và thêm nhiều hiệu ứng
ánh sáng, làm việc trên máy Mac Pro hơn trên MacBook Pro bị hạn chế khả năng đồ
họa.
Võ Thanh Hiệp
Phòng Kỹ thuật Dự án - Tekcast.,JSC