Khi
nghe đến thuật ngữ “Unreal Engine”, người ta thường nghĩ ngay đến một phần mềm
thiết kế game đỉnh cao được các nhà phát triển game tại Epic Games sử dụng rộng
rãi vào cuối thập niên 90. Kể từ giây phút đó, Epic đã dần phát triển và trở
thành trụ cột chính cho cả ngành công nghiệp game và thế hệ Unreal Engine 4 mới
đây đã tạo nên được sự thay đổi.
Cho đến thời điểm
hiện tại, Unreal Engine đã bứt phá giới hạn của mình và chứng minh nó không chỉ
dừng lại ở lĩnh vực phần mềm thiết kế game. Kiến trúc sư, designer và nghệ sĩ đồ
họa 3D đã tối ưu hóa khả năng của Unreal Engine nhằm phục vụ cho công việc diễn
họa kiến trúc vốn đòi hỏi các trải nghiệm tương tác 3D.
Không chỉ dừng lại ở lãnh vực game và diễn họa kiến trúc. Epic Games hy vọng sẽ
biến đổi đồ hoạ phát sóng thông qua nền tảng Unreal Engine của mình, tăng tốc độ,
tính linh hoạt và chất lượng cho thế giới VR, AR thông qua công cụ truy xuất
hình ảnh thời gian thực (real time render engine).
Được giới thiệu lần
đầu vào năm 2017 tại triển lãm NAB, Epic Games - nhà phát triển của Unreal
Engine kì vọng bằng công cụ của mình sẽ đưa nền tảng đồ họa truyền hình lên một
tầm cao mới với engine này.
Unreal Engine cung
cấp các công cụ và tài nguyên đã được các nhà phát triển trò chơi thử nghiệm
trong nhiều năm để tạo điều kiện cho việc kể chuyện tương tác và hiển thị theo
thời gian thực.
Việc tích hợp Unreal Engine trong truyền hình đã đạt được nâng lên một tầm cao
mới về chất lượng và sáng tạo cho các dự án
bằng cách kết nối các hệ sinh thái của công nghệ phát sóng trong truyền
hình với game engine.
Với các asset đồ họa CG, các set trường quay ảo được xử lý qua Unreal Engine,
chúng đều dễ dàng tương tích với VR hay AR hoặc các hình thức thể hiện số khác
Các đồ họa, set ảo được xử lý hoàn toàn real-time, các đồ họa 3D phức tạp được
xử lý, ghi hình trực tiếp mà không cần phải qua khâu hậu kỳ làm giúp giảm đáng
kể chi phí sản xuất.
Đồ họa xử lý qua Unreal Engine đạt độ phân giải lên tới 4K với các hiệu ứng
bóng đổ, tương tác môi trường HDR, phản chiếu gương kính , và tái tạo chi tiết
một cách vô cùng ấn tượng.
Ngoài ra, các hiệu ứng kỹ xảo đặc biệt có
thể thêm vào trong scene và tương tác với nhân vật một cách hoàn toàn real
time, làm tăng thêm giới hạn cho công việc sáng tạo.
Các hãng cung cấp giải pháp ảo hóa hàng đầu
thế giới như Avid Orad, Vizrt, Ross, Zero Density, đều đã tích hợp nền tảng
Unreal Engine vào quy trình của họ và đều có kết quả tuyệt vời về mặt hình ảnh.
The Future Group AS (TFG) một công ty Na Uy, nhà
sản xuất media hàng đầu thế giới, là đơn vị đầu tiên cung cấp phát triển hình
thức IMR ( Interactive Mixed Reality) tạm gọi là Tương tác với hỗn hợp thực tại
tăng cường. MR ( Mixed Reality): Thiết
lập trạng thái cảm nhận của con người về môi trường thực tế được tăng cường
thêm thực thể ảo do máy tính tạo ra theo các cấp độ khác nhau. Sự hòa trộn hai
môi trường thực và ảo (virtual object) để tạo nên một môi trường mới trong sự cảm
nhận của con người, tại đó các vật thể vật lý và vật thể ảo cùng tồn tại, tương
tác lẫn nhau trong thời gian thực (real-time)
TFG đã kết hợp với áp dụng Unreal Engine cho show truyền hình thực tế kinh điển
Lost In Time
Sức mạnh xử lý đồ họa
của Unreal Engine cho phép thiết lập các hiệu ứng bóng đổ real time, các chi tiết
tỉ mỉ của mô hình 3D tạo cảm giác siêu thực.
Bóng đổ hoàn toàn
realtime
Hiệu ứng phản chiếu
với môi trường ảo cũng realtime
Xử lý các đối tượng
3D cực kỳ phức tạp với độ chi tiết, phân giải rất cao.
Một ví dụng khác cũng
áp dụng Unreal Engine cho nền tảng xử lý đồ họa của giải pháp của mình để tạo
ra cả một cung điện Elysee phiên bản 3D và không gian trong điện Elysee cho chiến
dịch bầu cử Pháp năm 2017.
Hãng công nghệ
Avid/Orad cũng không nằm ngoài cuộc chạy đua này cũng đã kịp tích hợp Unreal
Engine cho giải pháp trường quay ảo Maestro | Virtual Set và được ứng dụng rộng
rãi cho các kênh lớn CCTV, Fox Sport, BBC News, CNN, Weather Channel.
Chúng tôi sẽ tiếp tục
cập nhật tới các bạn những thông tin, demo clip mới nhất về giải pháp công nghệ
này.
Phòng KTDA