Đoạn video hậu trường dưới đây được ghi lại bởi đạo diễn/nhà làm phimPaul Raimondi trong dịp quay đoạn phim ngắn cho tờ báo Los Angeles Times vào năm 1993. Đoạn video cho chúng ta thấy được cách xử lý góc quay cùng các thiết bị mà người ta đã từng dùng trong lịch sử làm phim. Tất cả những công cụ hỗ trợ chúng ta thường dùng như glidecam, steadycam, hệ thống cần cẩu và thậm chí là Flycam. Mặc dù các phương tiện còn khá thô sơ nhưng qua video, chúng ta có thể thấy ý tưởng và cách di chuyển camera hiện nay khá giống những năm 1993 những hiệu quả hơn nhiều
Một số chia sẻ thêm từ bạn @Red_Skin
Anh diễn viên trong clip là Jean Claude van Damme, anh này những năm 90 đấm đá rất kinh nhưng có vài phim thôi chắc cũng ko nhiều người hâm mộ.
Cái mà anh quay phim cầm trên tay rồi chạy vòng quanh gọi là steadicam/steady-cam, theo đúng nghĩa của từ steady, phiên bản cao cấp hơn, hiệu quả hơn nữa là bộ steady mặc lên người để đỡ hoặc treo camera cho đỡ mỏi tay và cũng ổn định hơn. Bạn nào xem trực tiếp bóng đá thì trận nào cũng gặp.
Hiện đại hơn nữa là kết hợp giữa steadycam truyền thống với hệ thống cân bằng điện tử (gimbal), dân chơi bời nó còn dùng xe điện Seaway thay cho chân chạy.
Cái gimbal
Trở lại với video của chúng ta
Đây là Glide Cam
Cái giống như cầu cẩu gọi là Boom, boom có loại dài loại ngắn, như trong clip này là 1 cái boom ngắn đặt trên đường ray trượt như đường tàu hỏa, trong nghề gọi là shot "boom trên ray" ảo diệu.
Còn cái anh giống như đi cáp treo gọi là Flyline cable cam. Nếu so sánh với fly-cam thì fly dĩ nhiêu ảo hơn, hiệu quả hình ảnh cao hơn nhưng bạn cũng nên biết là máy quay phim thường rất to và nặng ko phải lúc nào cũng lắp lên máy bay đc, nhất là máy phim 35mm thì thôi rồi. Ngoài ra cũng có những địa hình khó như bay trong rừng chẳng hạn, những cảnh khó phải làm đi làm lại nhiều lần thì dùng flyline hiệu quả hơn.
Phiên bản khác của flyline là sky-cam, spider-cam... dùng 4 dây cáp treo, dùng trong sân vận động, trường quay v.v... dùng 4 dây cáp và hệ thống điều khiển điện tử để kéo con camera đi khắp mọi vị trí trên sân.
Fly-cam thì nghe ghê gớm chứ thật ra nói khiêm tốn thì là "radio control" thôi, và chỉ có loại helicopter (nên cũng có người gọi là helicam), gần đây mới sinh ra loại multi-rotor (nhiều cánh quạt) và sinh ra từ drone. Trước kia những con helicam phải điều khiển rất vất vả, và chất lượng hình ảnh cũng ko cao, nên ở nước ngoài họ thuê nguyên con trực thăng thật để làm fly-cam là chuyện bình thường. Đến bây giờ vẫn thế. Thiết bị ngày nay vẫn chính là những cái này, có chút nâng cấp, bổ sung tính năng điều khiển điện tử, hay là gọn nhẹ tiện lắp rắp hơn thôi chứ cơ bản thì vẫn như thế.
Tất cả những thiết bị này là đều là những cái cơ bản trong ngành làm phim, có phim sử dụng nhiều, có phim dùng ít, nhưng phim hành động thì bắt buộc phải có gần như tất cả những cái này.
Theo Petapixel